Phong tục đám cưới lại của người Cơ Tu - Quảng Nam

[tintuc]

Đi ăn "đám cưới lại"

Trên đường 604, qua chiếc cầu treo xinh đẹp bắc qua sông Phor, đoạn qua thôn Bút Nga, xã Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam, chúng tôi hòa vào dòng người họ nhà gái mang lễ vật đến tặng cho họ nhà trai, trong "đám cưới lại" của chú rể Bhnuoch Giao và cô dâu Arất Ca. Đây là tục cưới khá thú vị của người Cơ Tu.
Theo các già làng
Từ trong tiềm thức sâu xa, người Cơ Tu vẫn xem lần "cưới lại" mới là chính thức và có giá trị tinh thần theo tập tục cổ truyền của người Cơ Tu. Đương nhiên lần "cưới thật" trước đó, đôi trai gái đã đăng ký kết hôn tại UBND xã. Trước đó 1 ngày, đại diện họ nhà trai sẽ qua nhà gái để mời nhà gái ngày hôm sau đến nhà trai dự dám cưới lại cho con, cháu. 
Trưa đó, nhà gái làm gà cúng ông bà và đại diện hai bên gia đình trao đổi nội dung lễ cưới, trong phần trao đổi hai bên có hát lý (lối hát cổ của người Cơ Tu trong các lễ hội) để thương thảo các tặng phẩm hai bên gia đình. Lúc này, ở nhà trai, người già ngồi uống rượu với thịt heo, thịt gà kho. Các thanh niên thì trang trí lại trụ Gương và dựng 2 cây neo. Trước khi dựng trụ Gương vào buổi chiều, phải cúng đầu heo...
Trước đây, tục "cưới lại" được tổ chức khá dềnh dàng gây tốn kém, lãng phí. Song nhờ chính quyền các địa phương truyền thông, vận động xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, nên ngày nay "đám cưới lại" đã giản tiện nhiều. Đây trở thành dịp để bà con hai họ gặp gỡ, chung vui bên ché rượu, chúc phúc cho đôi trẻ và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Họ nhà gái đến nhà trai (qua cầu treo).
Các phụ nữ cao tuổi Cơ Tu của họ nhà trai ra đón tiếp nơi đầu cầu treo, họ bưng thau nước trong vẫy nước vào từng người nhà gái để chúc phúc.
Các già làng và hai họ cúng lễ và vãi gạo.
Múa tung tung da dá chuẩn bị đâm trâu.
Già làng cúng đầu trâu.
Các bô lão, già làng ngồi ở nhà cúng.
Các phụ nữ cao tuổi ngồi ăn tại nhà Bhnuoch Giao.
Xem tặng phẩm của đám cưới lần hai.
Tới phiên họ nhà gái thết đãi các món.
Hòa Vang
[/tintuc]

Nhận xét